Cuộc xâm lược của người Hồi giáo Chiến_tranh_Ả_Rập-Đông_La_Mã

Khu vực Sham là nơi bắt đầu của cuộc Xâm lược của người Ả Rập.
  Lãnh thổ mở rộng bởi Muhammad, 622–632/A.H. 1-11
  Lãnh thổ mở rộng bởi Nhà Rashidun, 632–661/A.H. 11-40
  Lãnh thổ mở rộng bởi Nhà Umayyad, 661–750/A.H. 40-129

Theo lịch sử của người Hồi giáo, nhà tiên tri Muhammad, sau khi nhận được thông tin tình báo rằng lực lượng Đông La Mã đã tập trung ở phía Bắc Ả Rập với ý định là sẽ xâm lược Ả Rập, ông này đã dẫn đầu một đội quân Hồi giáo tiến về phía bắc Tabouk ngày nay là Tây Bắc của Ả Rập Xê Út, Với ý định tấn công trước vào quân đội Byzantine, tuy nhiên tin tức này đã được chứng minh là không đúng sự thật. Mặc dù đây không phải là một trận chiến theo nghĩa thông thường, tuy nhiên sự kiện này, nếu nó thực sự xảy ra, sẽ là vụ xung đột đầu tiên giữa người Ả Rập và Đông La Mã.[8]

Mặc dầu vậy, không có tài liệu nào của Đông La Mã ghi chép về đoàn quân viễn chinh tới Tabuk và rất nhiều các chi tiết chỉ đến từ nhiều nguồn tài liệu sau này của người Hồi giáo. Người ta tranh luận rằng nguồn tài liệu truyền thống của Đông La Mã chỉ đề cập đến trận đánh đầu tiên đó là trận Mu’tah năm 629, nhưng giả thuyết này không chắc đã hoàn toàn đúng.[9] Các cuộc đụng độ đầu tiên có thể đã bắt đầu như là các xung đột với các quốc gia Ả Rập chư hầu của đế chế Đông La Mã và Sassanid: các vương quốc Ghassanid và Lakhmid của Al-Hirah. Trong mọi trường hợp thì chắc chắn sau năm 634 người Hồi giáo Ả Rập đã theo đuổi một cuộc xâm lược toàn diện vào cả hai đế chế, dẫn đến các cuộc chinh phục của đạo Hồi vào các quốc gia Cận Đông, Ai Cập và Ba Tư cho. Các tướng lãnh thành công nhất của người Hồi giáo Ả Rập là Khalid ibn al-Walid và ‘Amr ibn al-’As.

Người Ả Rập xâm lược Syria

Tại Trung Đông, quân đội xâm lược của Rashidun bị chặn đánh bởi quân đội Đông La Mã bao gồm quân triều đình cũng như quân địa phương.[1] Theo các sử gia Hồi giáo thì người Monophysit và Người Do Thái ở Syria hoan nghênh những kẻ xâm lược Ả Rập vì họ bất mãn với sự cai trị của triều đình Đông La Mã. Các bộ tộc Ả Rập cũng đã có mối quan hệ có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa và họ hàng với công dân của Syria, những người chủ yếu là Ả Rập ở vung Trăng lưỡi liềm màu mỡ.

Rủi thay lúc này Hoàng đế La Mã Heraclius lại bị ốm và không thể đích thân dẫn quân đội của mình để chống lại những cuộc chinh phục của người Ả Rập vào Syria và Palestina trong 634. Trong một trận chiến ở gần Ajnadayn vào mùa hè năm 634, quân đội của quốc vương Hồi giáo Rashidun đã có được một chiến thắng quyết định.[10] Sau chiến thắng của họ tại Fahl, lực lượng Hồi giáo chinh phục Damascus trong năm 634 dưới sự chỉ huy của Khalid ibn Walid.[11] Phản ứng của Đông La Mã thu thập một số lượng tối đa quân đội thường trực dưới sự chỉ huy của các sĩ quan chủ chốt, bao gồm cả Theodore TrithyriusVahan, viên tướng người Armenia, để đẩy người Hồi giáo ra khỏi vùng lãnh thổ mà họ vừa chiếm được.[11]

Tuy nhiên tại Trận Yarmouk năm 636, người Hồi giáo, đã nghiên cứu địa hình chiến trường một cách kỹ càng và thu hút người Đông La Mã vào một trận chiến ở địa hình dốc,[12] loại địa hình mà người Đông La Mã thường tránh né và vào một loạt các cuộc tấn công tốn kém, trước khi chuyển qua các thung lũng sâu và vách đá để vào một cái bẫy thảm khốc chết người.[13] Lời cảm thán của Heraclius trước khi khởi hành từ Antioch đi Constantinopolis, là thể hiện sự thất vọng của ông: "Hòa bình đến với ngươi, Ô Syria, và đất nước tuyệt vời này lại phải để lại cho kẻ thù!"b[›] Các tác động của việc mất mát Syria tới Byzantine được minh họa bởi Joannes Zonaras: "… kể từ đó [sau sự sụp đổ của Syria] người Ishmaelit đã không ngừng đua nhau xâm lược và cướp bóc toàn bộ lãnh thổ của người La Mã".[14]

Trong tháng 4 năm 637, người Ả Rập sau một cuộc bao vây kéo dài đã chiếm được Jerusalem, trước sự đầu hàng của Thượng phụ Sophronius. Vào mùa hè năm 637, người Hồi giáo chinh phục Gaza và trong thời gian này chính quyền Đông La Mã ở Ai Cập và Lưỡng Hà phải mua một thỏa thuận ngừng chiến tốn kém, kéo dài ba năm đối với Ai Cập và một năm đối với Lưỡng Hà. Thành phố Antioch đã thất thủ trước các đội quân Hồi giáo vào cuối năm 637 và sau đó những người Hồi giáo chiếm đóng toàn bộ miền bắc Syria, ngoại trừ vùng Lưỡng Hà, nơi mà họ chấp nhận một thỏa thuận ngừng chiến một năm.[9]

Khi thỏa thuận ngừng chiến này hết hạn vào năm 638-639, người Ả Rập tràn vùng Lưỡng Hà và Armenia của Đông La Mã và chấm dứt các cuộc chinh phục vào Palestina bằng việc công phá Caesarea Maritima và thực hiện cú chinh phục cuối cùng của họ vào thành phố Ascalon. Tháng 12 năm 639, người Hồi giáo rời khỏi Palestina để tiến hành xâm lược Ai Cập vào đầu năm 640.[9]

Cuộc xâm lược Bắc Phi của người Ả Rập: 639-698

Cuộc chinh phục Ai Cập và Cyrenaica của người Ả Rập

Vào thời gian Heraclius qua đời, phần lớn lãnh thổ Ai Cập đã bị mất và năm 637-638 toàn bộ Syria đã nằm trong tay của quân đội Hồi giáo. Một đội quân 3,500–4,000 người dưới sự chỉ huy của tướng Amr ibn al-A’as đầu tiên tràn vào Ai Cập từ Palestina vào cuối năm 639 hoặc đầu năm 640. Ông đã dần dần có thêm quân tiếp viện, đặc biệt là 12.000 binh sĩ do Al-Zubayr chỉ huy. Đầu tiên ‘Amr bao vây và chinh phục Babylon, và sau đó tấn công Alexandria. Người Byzantine bị chia rẽ và sốc bởi sự mất mát đột ngột của rất nhiều lãnh thổ, đã chấp nhận từ bỏ thành phố vào tháng 9 năm 642.[15] Sự sụp đổ của Alexandria đã chấm dứt sự kiểm soát của Byzantine ở Ai Cập và cho phép người Hồi giáo tiếp tục mở rộng các cuộc tấn công quân sự của họ vào Bắc Phi, giữa năm 643–644 ‘Amr hoàn thành cuộc chinh phục Cyrenaica.[16] Uthman kế thừa Khalip Umar sau khi ông này chết.[17]

Trong suốt triều đại của Uthma trong một thời gian ngắn hải quân Đông La Mã giành lại được Alexandria trong năm 645, nhưng lại bị mất nó một lần nữa trong năm 646 ngay sau Trận Nikiou.[18] Lực lượng Hồi giáo đã đột kích vào Sicily trong năm 652, trong khi các đảo Cộng hòa SípCrete năm 653. Theo các sử gia Ả Rập, người Ai Cập địa phương theo đạo Cơ Đốc đã hoan nghênh người Ả Rập cũng như người ở Monophysit và ở Jerusalem.[19] Việc mất mát của những tỉnh này đã tước đoạt các nguồn cung cấp lúa mì cho Đông La Mã, từ đó gây ra tình trạng thiếu lương thực trên toàn Đế chế và làm suy yếu quân đội của nó trong những thập kỷ tiếp theo.[20]

Cuộ xâm lược Trấn Bắc Phi

Năm 647, một đội quân Ả Rập do Abdallah ibn al-Sa’ad chỉ huy xâm lược phần còn lại của châu Phi thuộc Đông La Mã. Tripolitania bị chinh phục, tiếp theo là Sufetula, 150 dặm (240 km) về phía nam của Carthage, và viên thống đốc cùng với Gregory – Hoàng đế tự phong ở châu Phi đã bị giết. Đội quân mang đầy chiến lợi phẩm của Abdallah quay lại Ai Cập năm 648 sau khi Gennadius, người kế vị của Gregorius, hứa hẹn sẽ cống nộp họ hàng năm khoảng 300.000 nomismata.[21]

Sau một cuộc nội chiến trong đế quốc Ả Rập, triều đại Umayyad lên nắm quyền dưới sự cai trị của Muawiyah I. Dưới triều đại Umayyad cuộc chinh phục các lãnh thổ còn lại còn lại của Đông La Mã ở Bắc Phi đã hoàn tất và người Ả Rập đã có thể di chuyển trên phần lớn vùng Maghreb, xâm nhập vào Tây Ban Nha của người Visigoth qua Eo biển Gibraltar, dưới sự chỉ huy của Tariq ibn-Ziyad, tướng người Berber.[19] Nhưng sự kiện này chỉ xảy ra sau khi họ đã phát triển được một lực lượng hải quân của riêng mìnhe[›] và họ đã chinh phục và phá hủy thành lũy của Đông La Mã ở Carthage vào giữa các năm 695 698.[22] Những mất mát của châu Phi có nghĩa là ngay lập tức quyền kiểm soát của Byzantine ở phía Tây Địa Trung Hải bị thách thức bởi một hạm đội mới và mở rộng của người Ả Rập hoạt động từ Tunisia.[23]

Khalip Muawiyah bắt đầu củng cố các lãnh thổ Ả Rập từ Biển Aral đến biên giới phía tây của Ai Cập. Ông đặt một thống đốc tại al-Fustat – Ai Cập, và phát động các cuộc tấn công vào Anatolia trong năm 663. Sau đó từ năm 665-689 tiếp tục một chiến dịch mới ở Bắc Phi để bảo vệ Ai Cập "trước các cuộc tấn công từ bên cánh của Byzantine, xuất phát từ Cyrene" Một đội quân Ả Rập gồm 40.000 chiến binh đã chiếm Barca và đánh bại 30.000 lính Đông La Mã.[24]

Một đội tiên phong gồm 10.000 lính Ả Rập dưới sự chỉ huy của Uqba ibn Nafi tiến từ Damas. Năm 670, Kairouan nay là Tunisia được thành lập như là một căn cứ để tiến hành các cuộc xâm lược xa hơn nữa; Kairouan trở thành thủ phủ của tỉnh Hồi giáo Ifriqiya và là một trong những trung tâm chính của văn hóa Hồi giáo-Ả Rập thời Trung cổ.[25] Sau đó ibn Nafi "tiến vào trung tâm của đất nước, đi ngang qua vùng hoang dã", mà sau đó người kế nhiệm ông dựng lên những thủ đô FesMaroc tráng lệ và xâm nhập vào bên bờ của Đại Tây Dươngsa mạc Vĩ đại.[26] Trong cuộc chinh phục của ông về phía Maghreb, ông đã chiếm các thành phố ven biển BugiaTingi,[27] tràn ngập những nơi từng là tỉnh Mauretania Tingitana của La Mã tại đây cuối cùng ông đã dừng lại. Như sử gia Luis Garcia de Valdeavellano đã giải thích:

Trong cuộc đấu tranh của họ chống lại người Đông La Mã và người Berber, các thủ lĩnh người Ả Rập đã mở rộng rất nhiều lãnh địa thuộc châu Phi của họ và vào đầu năm 682 Uqba đã đến tới bờ Đại Tây Dương, nhưng ông đã không thể chiếm được Tangier, vì vậy ông đã buộc phải quay trở lại về phía dãy núi Atlas bởi một người đàn ông sau này trở nên nổi tiếng trong lịch sử và truyền thuyết như Bá tước Julianus.[28]

Người Ả rập tấn công Anatolia và cuộc vây hãm Constantinopolis

Khi đợt thủy triều đầu tiên của các cuộc chinh phục của người Hồi giáo ở vùng Cận Đông rút xuống và một vùng biên giới khá ổn định giữa hai Đế chế được thiết lập, một khu vực rộng, không sở hữu bởi Đông La Mã hay người Ả Rập và hầu như bỏ hoang (được biết đến trong tiếng Ả Rập là al-Ḍawāḥī và tiếng Hy Lạp như là τὰ ἄκρα, ta akra "vùng đất bên ngoài") xuất hiện ở Cilicia, tương tự như vậy ở phía nam là các dãy núi Taurus và Anti-Taurus, để lại Syria cho Hồi giáo và vùng Cao nguyên Anatolia trong tay người Đông La Mã. Cả hoàng đế Heraclius và Khalip ‘Umar (634-644) theo đuổi một chiến lược hủy diệt ở khu vực này, cố gắng để biến nó thành một rào cản có hiệu quả giữa hai Đế quốc.[29]

Tuy nhiên, Quốc vương Hồi giáo vẫn toan tính cho một cuộc chinh phục hoàn toàn vào Byzantine và đặc biệt thành phố Constantinopolis là mục tiêu cuối cùng của họ. Cả thống đốc của Syria và sau đó là Khalip Muawiyah I (661-680) là động lực của các nỗ lực Hồi giáo chống lại Hy Lạp, đặc biệt là sáng tạo của ông về một hạm đội đã thách thức hải quân Đông La Mã và đột kích các đảo và bờ biển Đông La Mã. Thất bại gây sốc của hạm đội hải quân Đế chế trước hạm đội non trẻ của người Hồi giáo trận chiến Cột Buồm trong năm 655, trận chiến này có tầm quan trọng: nó mở ra Địa Trung Hải, cho đến lúc đó vẫn là một "vùng hồ sân sau của người La Mã", thành vùng mở rộng của người Ả Rập và bắt đầu một chuỗi dài xung đột hải quân nhiều thế kỷ để kiểm soát các tuyến đường thủy ở Địa Trung Hải.[30][31]

Muawiyah cũng bắt đầu các cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên vào vùng Anatolia từ năm 641. Những cuộc viễn chinh nhằm cướp bóc và suy yếu đồng thời giữ chân người Đông La Mã ở trong Vùng Vịnh, cũng như trả đũa các cuộc tấn công tương tự của người Đông La Mã, cuối cùng trở thành chiến thuật cố định trong chiến tranh Đông La Mã-Ả Rập trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. Về phía người Hồi giáo, chúng cũng trở thành một phần của chiến tranh Hồi giáo lặp đi lặp lại và nhanh chóng trở được tiến hành một cách thường xuyên: các cuộc viễn chinh 1-2 mùa hè (ṣawā’if, ṣā’ifa) đôi khi đi kèm với một cuộc tấn công hải quân và/hoặc sau chuyến viễn chinh mùa đông (shawātī).[32] Các cuộc viễn chinh mùa hè thường bao gồm hai vụ tấn công riêng biệt, các "cuộc viễn chinh ở cánh trái" (al-ṣā’ifa al-yusrā/al-ṣughrā) được tiến hành từ phía Bắc Syria (từ đầu thế kỷ thứ VIII vào Cilicia) và bao gồm chủ yếu là quân đội ở Syria và " cuộc viễn chinh ở cánh phải" thường lớn hơn (al-ṣā’ifa al-yumnā/al-kubrā) được phát động từ Malatya và bao gồm quân đội ở Lưỡng Hà. Các cuộc tấn công cũng chủ yếu giới hạn trong các vùng biên giới và vùng cao nguyên miền Trung Anatolia, và hiếm khi đạt đến ngoại vi vùng duyên hải, nơi mà Đông La Mã tăng cường rất nhiều binh lực.

Tiền in hình Constans II.

Sự bùng phát Nội chiến của người Hồi giáo trong năm 656 đã tạo ra một thời gian tạm nghỉ quý giá cho Đông La Mã, mà Hoàng đế Constans II (641-668) sử dụng để tăng cường phòng thủ của mình, mở rộng và củng cố kiểm soát của ông đối với Armenia và quan trọng nhất, bắt đầu một cuộc cải cách có hiệu lực lâu dài vào quân đội: việc thành lập thema vùng lãnh thổ lớn ở Anatolia và các lãnh thổ tiếp giáp còn lại thuộc về đế quốc bị chia cắt thành các thema. Quân đội được định cư trong các thema hình thành xương sống của hệ thống phòng thủ của Đông La Mã trong nhiều thế kỷ tới và binh lính được giao đất để trả công cho sư phục vụ của họ.[33]

Các cuộc tấn công chống lại Đông La Mã ở châu Phi, Sicilia và Cận Đông

Sau chiến thắng của ông trong cuộc nội chiến, Muawiyah tung ra một loạt các cuộc tấn công vào các vùng lãnh thổ mà Đông La Mã nắm giữ ở châu Phi, Sicily và phương Đông. Vào năm 670, hạm đội Hồi giáo đã thâm nhập vào Biển Marmara và trú đông tại Cyzicus. Bốn năm sau, một hạm đội Hồi giáo lớn xuất hiện trở lại Marmara và tái lập một căn cứ tại Cyzicus, từ đó họ đột kích các bờ biển của Đông La Mã. Cuối cùng, năm 676, Muawiyah gửi một đội quân để tấn công Constantinopolis từ đất liền, đây là cuộc vây hãm đầu tiên của người Ả Rập vào thành phố. Tuy nhiên Constantinus IV (trị vì 661-685) đã sử dụng một loại vũ khí tàn phá mới được biết đến như là "Lửa Hy Lạp", phát minh bởi một người Kitô tị nạn từ Syria tên là Kallinikos xứ Heliopolis, để đánh bại một cách quyết định các lực lượng hải quân của Umayyad trong Biển Marmara, Kết quả là đã phá bỏ được cuộc bao vây trong năm 678. Hạm đội của người Hồi giáo lúc quay trở về bị thiệt hại hơn nữa do một cơn bão, trong khi bộ binh bị mất nhiều người bởi các đội quân của các themạta tấn công họ trên con đường họ rút lui.[34]

Đê tiêu diệt hạm đội của người Ả Rập, người Đông La Mã có một vũ khí cực kỳ khủng khiếp, đó là "lửa Hy Lạp", loại lửa này có đặc điểm là cháy được trên mặt nước.[35][36] Cơ chế hoạt động của loại vũ khí "lửa Hy Lạp", các loại hóa chất nguyên liệu, đến ngày nay người ta cong chưa thể biết đích xác là những hóa chất gì, được trộn trong một bình và được đun nóng bằng lửa. Chiến đấu các hóa chất này được phun sang tàu địch bằng một chiếc bơm được làm bằng da và gỗ, luồng hóa chất này chạy qua một chiếc ống đồng và phóng ra ngoài có một người đứng ngoài châm đóm vào luồng hóa chất làm nó bốc cháy trước khi bắn vào tàu địch.[37][38]

Mặc dù triều đại của Justinian II, hoàng đế cuối cùng của nhà Heraclius, khá hỗn loạn, nhưng tiền đúc của ông vẫn mang truyền thống "PAX", thái bình.

Những hậu quả tiếp sau thất bại tại Constantinopolis là sự bất hạnh lớn trên toàn đế chế Hồi giáo vĩ đại. Như Gibbon viết, "vị vua Alexandros của người Hồi giáo, người khao khát thế giới mới, đã không thể bảo vệ được kết quả của các cuộc chinh phục gần đây của mình. Vì sự đào ngũ hàng loạt của người Hy Lạp và châu Phi, ông ta chỉ thu hồi được vùng đất bên bờ Đại Tây Dương." quân đội của ông được chỉ định để đàn áp những cuộc nổi loạn, và trong một trận chiến như vậy ông đã bị bao vây bởi các phần tử nổi loạn và bị giết. Sau đó, thống đốc thứ ba của châu Phi, Zuheir, bị lật đổ bởi một đội quân hùng mạnh, được gửi từ Constantinopolis bởi Constantinus IV để chiếm lại Carthage.[27] Trong khi đó, một cuộc nội chiến thứ hai của người Ả Rập cũng đã đang diễn ra ở Arabia và Syria kết quả là một loạt bốn khalip nữa bị giết sau cái chết của Muawiyah năm 680 và Abd al-Malik lên ngôi vào năm 685 và tiếp tục cho đến năm 692 với cái chết của nhà lãnh đạo phiến quân.[39]

Cuộc chiến Saracen của Justinian II (trị vì 685-695 và 705-711), hoàng đế cuối cùng của nhà Heraclius "phản ánh sự hỗn loạn chung của thời đại".[40] Sau một chiến dịch thành công ông đã thực hiện một thỏa thuận ngừng chiến với người Ả Rập, đồng ý về sở hữu chung các xứ Armenia, Iberia và Cyprus. Tuy nhiên, bằng cách loại bỏ đi 12.000 người Mardait theo Cơ đốc giáo từ vùng đất của họ ở Lebanon, ông đã loại bỏ một trở ngại lớn đối với người Ả Rập tại Syria và trong năm 692, sau thảm họa Trận Sebastopolis, người Hồi giáo xâm lược và chiếm toàn bộ Armenia.[41] Bị lật đổ vào năm 695, cùng với việc thất thủ Carthage năm 698, Justinian trở lại cầm quyền năm 705 711.[40] Lần trị vì thứ hai của ông được đánh dấu bằng chiến thắng của người Ả Rập ở Tiểu Á và những bất ổn.[41] Theo đồn đại thì ông ta ra lệnh cho vệ binh của mình hành hình đơn vị duy nhất không bỏ rơi ông ta sau một trận chiến, để ngăn chặn họ đào ngũ trong trận kế tiếp.[40]

Lần phế ngôi Justinian đầu tiên và thứ hai theo sau bởi những rối loạn nội bộ, với các cuộc nổi dậy liên tiếp và hoàng đế ít hiểu biết về luật pháp và không có sự hỗ trợ. Trong điều kiện này, Umayyads hợp nhất kiểm soát của họ vào vùng Armenia và Cilicia, và bắt đầu chuẩn bị một cuộc tấn công mới vào Constantinopolis. Ở Đông La Mã, tướng Leo của Isaurian (trị vì 717-741) chỉ mới chiếm được ngôi vị vào năm tháng 3 năm 717, khi quân đội lớn của người Hồi giáo dươi sự chỉ huy của hoàng tử nổi tiếng và viên tướng của Umayyad, Maslamah ibn Abd al-Malik bắt đầu di chuyển về phía kinh đô.[42] Quân đội và hải quân của Quốc vương Hồi giáo, được chỉ huy bởi Maslamah, có số lượng lên đến 120.000 người, 1.800 tàu theo các nguồn khác nhau. Bất cứ con số thực tế là như thế nào, đây là một lực lượng rất lớn, lớn hơn nhiều so với quân đội của Đế quốc Byzantine. Rất may cho Hoàng Đế Leo và Đông La Mã, chiếc tường thành hướng ra biển của thành phố Constantinopolis vừa mới được sửa chữa và tăng cường. Ngoài ra, Hoàng đế vừa mới ký kết một liên minh với hãn Bulgar Tervel, người đồng ý sẽ quấy nhiễu phía sau của quân xâm lược.[43]

Từ năm 717 đến năm 718, thành phố bị bao vây từ phía đất liền và phía biển bởi người Hồi giáo, và họ đã cho xây dựng một hệ thống chiến hào, công sự quy mô ở phía đất liền để cô lập thành phố. Họ cũng nỗ lực để hoàn tất việc phong tỏa bằng đường biển nhưng đã không thành công khi hải quân Đông La Mã sử dụng "lửa Hy Lạp" để chống lại họ, hạm đội của Ả Rập phải lùi ra các bức tường thành phố, làm cho người Đông La Mã nối lại được các tuyến đường cung cấp cho Constantinopolis, Bị buộc phải kéo dài cuộc bao vây sang mùa đông, đội quân bao vây bị thương vong một cách khủng khiếp từ cái lạnh và thiếu cung cấp.[44]

Vào mùa xuân, quân tiếp viện mới được gửi đến bởi vị Khalip mới, Umar ibn Abd al-Aziz (trị vì 717-720), bằng đường biển từ châu Phi và Ai Cập và trên đất qua Tiểu Á. Các thủy thủ đoàn của các hạm đội mới chủ yếu là người Kitô giáo, đã bắt đầu đào ngũ với số lượng lớn, trong khi các lực lượng trên bộ bị phục kích và đánh bại tại Bithynia. Khi nạn đói và bệnh dịch hạch tiếp tục tấn công vào doanh trại của người Ả Rập, cuộc bao vây đã phải chấm dứt vào ngày 15 tháng 8 năm 718. Lúc hạm đội Ả Rập quay trở về họ đã phải chịu đựng thêm các tổn thất thêm do các cơn bão và một ngọn núi lửa ở Thera phun trào.[45]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Ả_Rập-Đông_La_Mã http://etext.library.adelaide.edu.au/g/gibbon/edwa... http://www.ucalgary.ca/applied_history/tutor/islam... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/244571/G... http://www.britannica.com/eb/article-9036664 http://books.google.com/?id=-R0G0Enf58AC&dq=Haldon... http://books.google.com/?id=1U4rUaLdYnQC&dq=Howard... http://books.google.com/?id=1nvvDMWN-iEC&dq=Heracl... http://books.google.com/?id=2GD6og3c15IC&dq=muslim... http://books.google.com/?id=IR9rNAai2koC&dq=muslim... http://books.google.com/?id=Qf8mrHjfZRoC&dq=muslim...